CV là thứ không thể thiếu khi apply vào các vị trí tuyển dụng tại Việt Nam, nghe CV thì rất quen nhưng bạn đã thật sự biết CV là gì và vì sao nó lại quan trọng trong quá trình ứng tuyển của bạn chưa? Cùng TopDev theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp tất tần tật về CV và hướng dẫn cách viết CV xin việc gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Tổng quan về CV


CV là gì?
CV là viết tắt của cụm từ Curriculum Vitae xuất phát từ tiếng La-tinh, được dịch sang tiếng Anh là course of life. Gần đúng với nghĩa tiếng Anh, CV là bản ghi lại chi tiết về những sự kiện trong cuộc đời ứng viên, bao gồm quá trình học tập, thành tựu nghiên cứu, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng,…
CV còn có một tên gọi khác ở Việt Nam là hồ sơ xin việc (nhưng khác với bộ hồ sơ xin việc truyền thống). CV sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn tổng quan về bạn. Từ đó quyết định bạn có phù hợp với vị trí họ tuyển dụng và có nên mời bạn đi phỏng vấn hay không.
CV nên bao gồm những gì?
- Thông tin cá nhân: Sơ qua về họ tên, địa chỉ, số điện thoại, email để nhà tuyển dụng dễ dàng liên hệ đến bạn. Lưu ý, thông tin này cần chính xác tuyệt đối để các nhà tuyển dụng có thể liên lạc được với bạn
- Mục tiêu nghề nghiệp (phần này không bắt buộc): Tuy nhiên bạn cũng có thể tóm tắt những mục tiêu mà bạn muốn chinh phục trong tương lai, cụ thể có thể chia thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.
- Học vấn: Có thể bắt đầu với trình độ Đại học/Cao đẳng; hoặc những khóa học/chứng chỉ ngắn hạn liên quan đến ngành nghề bạn ứng tuyển,…
- Kinh nghiệm làm việc: Liệt kê càng chi tiết càng tốt theo mốc thời gian gần nhất lùi về trước (công ty cần nhất ghi đầu tiên). Cụ thể là những nơi bạn từng làm việc với khoảng thời gian bạn công tác tại những đơn vị ấy; những sản phẩm bạn đã xây dựng; thành tích bạn đã gặt hái hay những bài học mà bạn đã trải nghiệm.
- Các tiêu chí nhỏ lẻ khác: như giải thưởng, hoạt động ngoại khóa, chứng chỉ, người tham khảo.
>> Xem thêm: CV xin việc gồm những gì?
Vai trò của CV là gì?
Có thể nói CV đóng vai trò chủ đạo khi đi xin việc cũng như tuyển dụng. Vì nếu không có sự hiện diện của CV thì các nhà tuyển dụng không thể nắm được thông tin gì về người ứng tuyển. Vì thế, CV là giấy tờ mang thông tin có vai trò rất quan trọng đối với cả 2 phía người ứng tuyển và người tuyển dụng… Hiện nay, nếu người ứng tuyển không thể cung cấp cv; thì 100% người tuyển dụng sẽ không quan tâm ngay từ đầu để tránh mất thời gian với ứng viên này.
Một đơn xin việc hoàn chỉnh sẽ không thể thiếu 1 thư xin việc (cover letter) và CV. Có một vài công ty sẽ yêu cầu thêm một vài thông tin xác nhận từ địa phương. Nhưng có một số thì không. Những thông tin đó sẽ được bổ sung sau khi được trúng tuyển vị trí làm việc; chứ nó không thật sự cần thiết khi chỉ vừa mới đi xin việc.
>> Xem thêm: Resumé là gì? Resumé và CV có giống nhau không?
Cách viết CV gây ấn tượng với nhà tuyển dụng
Viết một CV ấn tượng là bước quan trọng để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng và tạo ra cơ hội cho bạn trong quá trình tìm kiếm việc làm. Dưới đây là hướng dẫn các bước để viết một CV chuyên nghiệp và ấn tượng:
1. Thông tin cá nhân + vị trí ứng tuyển
- Tên đầy đủ: Đặt ở vị trí trung tâm và sử dụng font chữ lớn hơn các phần khác.
- Vị trí ứng tuyển: Càng cụ thể càng tốt (tránh ghi chung chung: Thực tập sinh, Nhân viên văn phòng,…)
- Hình ảnh: Nếu bạn có một tấm ảnh chuyên nghiệp và tươi tắn có thể gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng (nếu bạn không tự tin về hình ảnh thì phần này không bắt buộc).
- Thông tin liên lạc: Bao gồm địa chỉ email, số điện thoại, và địa chỉ nhà (có thể không cần quá chi tiết). Đảm bảo email chuyên nghiệp.
- Liên kết mạng xã hội chuyên nghiệp: LinkedIn hoặc GitHub (nếu có).


2. Tóm tắt mục tiêu nghề nghiệp
Viết một đoạn tóm tắt ngắn gọn (2-3 câu) về kinh nghiệm, kỹ năng chính và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Tập trung vào những gì bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng.
Ví dụ: Tôi là một chuyên gia phần mềm với 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển ứng dụng web. Tôi có kỹ năng chuyên môn về JavaScript, Python và có khả năng làm việc nhóm xuất sắc. Mục tiêu của tôi là áp dụng kỹ năng và kinh nghiệm để gắn bó và đóng góp vào sự phát triển của công ty.
3. Kinh nghiệm làm việc
- Liệt kê theo thứ tự thời gian ngược: Bắt đầu từ công việc hiện tại hoặc gần đây nhất.
- Thông tin công việc: Bao gồm tên công ty, vị trí công việc, thời gian làm việc và mô tả công việc.
- Thành tựu và kết quả cụ thể: Nêu rõ các thành tựu và kết quả bạn đạt được. Sử dụng số liệu và con số để làm nổi bật hiệu quả công việc (ví dụ: “Tăng doanh số bán hàng lên 20% trong 6 tháng”).
Ví dụ:
Chuyên viên Phát triển Phần mềm - Công ty ABC 01/2020 - Hiện tại - Phát triển và duy trì các ứng dụng web sử dụng JavaScript và Python. - Tăng hiệu suất hệ thống lên 30% thông qua tối ưu mã và nâng cấp cơ sở dữ liệu. - Dẫn dắt nhóm 5 người trong dự án triển khai hệ thống CRM mới, hoàn thành trước thời hạn 2 tháng. Nhân viên IT - Công ty XYZ 06/2017 - 12/2019 - Quản lý và bảo trì hệ thống mạng và máy chủ. - Giảm thời gian sự cố hệ thống xuống 50% bằng cách cải tiến quy trình và công cụ giám sát.
4. Học vấn
- Thông tin chi tiết: Tên trường, bằng cấp, chuyên ngành và thời gian học.
- Thành tích học tập: Nếu có thành tích nổi bật như học bổng, giải thưởng hoặc điểm GPA cao, hãy liệt kê chúng.
5. Kỹ năng
- Kỹ năng chuyên môn: Liệt kê các kỹ năng liên quan trực tiếp đến công việc bạn đang ứng tuyển (ví dụ: kỹ năng lập trình, kỹ năng phân tích dữ liệu).
- Kỹ năng mềm: Bao gồm kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, v.v.
6. Chứng chỉ và khóa học
- Chứng chỉ chuyên môn: Liệt kê các chứng chỉ liên quan đến công việc (ví dụ: chứng chỉ PMP, chứng chỉ Google Analytics).
- Khóa học: Bao gồm các khóa học trực tuyến hoặc đào tạo liên quan mà bạn đã hoàn thành.
7. Dự án
- Dự án cá nhân hoặc nhóm: Nêu rõ các dự án mà bạn đã tham gia hoặc thực hiện, mô tả ngắn gọn về mục tiêu dự án và kết quả đạt được.
- Công nghệ và kỹ thuật sử dụng: Liệt kê các công nghệ, công cụ và kỹ thuật bạn đã sử dụng trong dự án.
8. Hoạt động ngoại khóa và tình nguyện
Hoạt động liên quan: Bao gồm các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, tổ chức tình nguyện mà bạn đã tham gia và có liên quan đến công việc.
9. Trình độ ngoại ngữ
Liệt kê rõ các ngôn ngữ bạn biết và mức độ thành thạo của bạn, kèm theo thông tin về chứng chỉ bạn đạt được như IELTs 7.0 hay tiếng Nhật N4,… mục này có thể là điểm cộng cực kì lớn nếu bạn apply vào các vị trí cần ngoại ngữ hoặc công ty nước ngoài.
Tạo CV online ấn tượng cho dân IT
Sau đây là những tips cần nhớ khi viết cv online
Đầu tiên, bạn nên chú ý những nền tảng thông tin về kinh nghiệm đặc thù của vị trí mà bạn ứng tuyển nên được viết kĩ càng. Và tất nhiên, nó cần nổi bật hơn các phần kinh nghiệm khác. Ví dụ nếu bạn ứng tuyển vị trí kỹ sư lập trình, thì bạn nên sử dụng mẫu cv lập trình được thiết kế đặc thù; chỉ đưa những kinh nghiệm liên quan đến vị trí lập trình viên vào.
Đặc biệt đối với những công ty bạn chỉ làm ngắn hạn dưới 6 tháng thì đừng nên viết vào cv nhé. Vì nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người thường xuyên nhảy việc trong thời gian ngắn. Và chắc hẳn đó sẽ đem đến ấn tượng xấu cho họ.
Ưu tiên các kỹ năng cần thiết
Việc ưu tiên viết kỹ năng liên quan đến vị trí ứng tuyển đầu tiên sẽ giúp nhà tuyển dụng dù chưa đọc hết cv của bạn. Nhưng cũng 1 phần nào hiểu được bạn đã từng có kinh nghiệm và phù hợp ở vị trí này.
Bên cạnh đó bạn nên nhớ, hãy luôn trung thực với bất cứ thông tin nào mà bạn cung cấp trong cv nhé. Rất khó có thể qua mặt đc các nhà tuyển dụng. Họ đã có kinh nghiệm tuyển dụng qua hàng trăm người . Việc bạn nói dối sẽ rất dễ lộ tẩy trước cái nhìn của họ.
Các mẫu cv online thường chỉ gói gọn trong 1 mặt giấy A4, thông tin liên hệ, kinh nghiệm, kỹ năng nên được tóm tắt hàm xúc, đủ ý nhất có thể. Tránh viết lan man, kể lể dài dòng gây khó hiểu làm HR không hiểu bạn thật sự giỏi ở mảng nào.
Trong phần hình ảnh cá nhân được đính trong cv bạn nên sử dụng hình có tông màu sáng sủa, rõ ràng mặt mũi; không dùng hình chụp tự sướng và đặc biệt là bạn phải dùng hình chính chủ nhé!
Chú trọng đến email rất quan trọng!
Cả email của bạn cũng nên dùng tên thật chứ đừng dùng các email thời “trẻ trâu” của bạn. Cách viết email xin việc cũng rất quan trọng. Bạn không nên đề cập quá nhiều thông tin đã trong email vì những thông đó đã có trong CV.
Email chỉ nên là 1 đoạn giới thiệu bạn biết đến tin tuyển dụng như thế nào. Bạn cảm thấy bạn phù hợp với vị trí của công ty ra sao. Sau đó đính kèm file CV tiếng Anh hoặc tiếng Việt tùy yêu cầu công ty; hoặc nếu công ty không ghi rõ yêu cầu thì bạn có thể đính kèm cả 2 phiên bản cv tiếng Anh và Việt.
Sau bài viết các bạn đã hiểu cv là gì chưa nào? Tất cả những ý trên là câu trả lời cho câu hỏi cv là gì và kèm thêm các tips hiệu quả để các bạn có thể hoàn thiện cv của chính mình và gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng.
Quan tâm đến sự trải nghiệm gián tiếp
Nếu là những người mới, có thể chiếc CV cho sinh viên IT mới ra trường (CV IT student) dường như còn quá “non” để đủ sức cạnh tranh. Tuy nhiên, kinh nghiệm nhiều hay ít không quan trọng. Bạn vẫn có thể tạo được lợi thế nếu có sự chuẩn bị khoa học nhất.


Thách thức lớn nhất đối với các ứng viên nằm ở vấn đề kinh nghiệm. Thế đâu là giải pháp hoàn hảo cho việc xoay chuyển các thách thức này?
Nếu là một ứng viên mới, đừng e ngại về năng lực. Bạn hãy liệt kê những công việc tình nguyện, hoặc các dự án về công nghệ mà bạn/team đã thực hiện, cộng tác,… Ngoài ra, nếu có các sản phẩm khoa học về ngành IT hay đã từng thực tập; làm báo cáo về một vấn đề chuyên sâu nào đó thuộc lĩnh vực IT, hãy tự tin chia sẻ với nhà tuyển dụng.
Đó được gọi là trải nghiệm gián tiếp. Tức sự cộng hưởng về mức độ am hiểu của ứng viên về một khía cạnh có liên quan đến việc giải quyết các vấn đề mà nhà tuyển dụng đặt ra.
Bạn phải tin rằng bạn đang dẫn dắt nhà tuyển dụng đi đúng hướng. Đồng thời, sự lựa chọn thông minh từ các trải nghiệm cá nhân sẽ phản ánh tính xác thực; khả năng phân tích về kiến thức và tiềm năng phát triển của bạn.
Văn phong ngôn ngữ thật sự là điểm nhấn!
Nếu một CV sở hữu cách định dạng – bố cục trình bày (format và visual), tổ chức nội dung (content) đầy đủ, thu hút thì chưa chủ để tạo nên một CV IT chuyên nghiệp. Điểm nhấn quan trọng nhất nằm ở văn phong ngôn ngữ.


Không một nhà tuyển dụng nào dành 5 phút để đọc một CV chứa các câu cú dài ngoằn, phức tạp. Thậm chí, cách viết quá hời hợt; không có sự hiểu biết về văn viết cơ bản sẽ khiến CV của bạn bị out ngay lập tức.
Cách diễn đạt trong CV cần rõ ràng, tránh mơ hồ và thiếu khả thi. Chẳng hạn, bạn ứng tuyển vị trí về Mobile App Developer, thì tính tư duy mạch lạc trong CV IT Developer được nhà tuyển dụng rất quan tâm. Đừng biến CV của bạn trở nên khó đọc, khó hiểu và không có giá trị.
Lời kết
Hãy đọc lại thông tin trong CV để chắc chắn rằng nội dung đều được liên kết với nhau một cách tốt nhất. Chính việc kiểm tra sẽ giúp CV của bạn chỉn chu hơn.
Một điều quan trọng nữa là bạn có thể cập nhật những nội dụng mới. Đâu là điểm mạnh – điểm yếu để định hướng truyền tải nội dung trong CV IT Developer một cách hợp lý. CV cần được bạn update lại nếu bạn có những thay đổi tốt hơn trong hành trình nghề nghiệp. Đó có thể là các kinh nghiệm mới, các dự án với quy mô lớn hơn. Hãy đầu tư cho CV để sẵn sàng cho cuộc chơi tuyển dụng bất cứ lúc nào!
Có thể bạn quan tâm:
- Sinh viên IT cần trang bị gì khi tìm việc
- Cách viết CV xin việc IT “bao đậu” dành cho người chưa có kinh nghiệm
- Rời bỏ công việc tại các doanh nghiệp nhỏ – Nguyên nhân và giải pháp
Xem thêm các vị trí tìm việc làm cho IT trên TopDev